Cửa cuốn kéo tay là dòng cửa truyền thống, xuất hiện từ rất lâu và vẫn được nhiều hộ gia đình, cửa hàng, nhà kho… tin dùng cho đến nay. Dù trên thị trường hiện nay có nhiều dòng cửa cuốn tự động hiện đại, nhưng cửa cuốn kéo tay vẫn giữ được vị thế riêng nhờ độ bền, giá thành hợp lý và dễ sử dụng.
Trong bài viết này, Vua Cửa Cuốn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo cửa cuốn kéo tay, bao gồm các bộ phận chính, phụ kiện đi kèm, cũng như ưu nhược điểm cụ thể của dòng cửa này.

Nội dung
Cấu Tạo Cửa Cuốn Kéo Tay Gồm Những Gì?
Cửa cuốn kéo tay có cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và sửa chữa. Cụ thể, cấu tạo gồm các phần chính sau:
Trục Lò Xo Cửa Cuốn
Là thanh kim loại tròn làm bằng kẽm phi 60 , đặt phía trên khung cửa, gắn cố định và quay quanh trục.
Nhiệm vụ: giúp cửa cuốn tròn gọn lại khi mở cửa và giữ cửa ở vị trí cố định khi mở hoàn toàn.
Có liên kết với dây xích kéo và lò xo trợ lực, giúp việc kéo cửa nhẹ nhàng, không cần dùng nhiều sức.
Thân Cửa Cuốn (Hay còn gọi là nan cửa cuốn )
Là phần chính tạo nên cửa, được làm từ kim loại chắc chắn như: Tôn, nhôm
Có thể là mẫu cửa tấm liền, thanh ngang, hoặc lưới mắt võng, tùy nhu cầu sử dụng.
Khi đóng cửa: tạo không gian kín.
Khi mở cửa: cuộn gọn lên trên, tạo không gian thông thoáng.
Ray Cửa Cuốn Dẫn Hướng (Ray Cửa)
Gắn hai bên khung cửa, là nơi định hướng cho thân cửa khi kéo lên hay kéo xuống hoạt động trơn tru, không lệch hướng.
Giúp cửa vận hành êm ái, tránh hư hỏng do va chạm.

Các Phụ Kiện Cửa Cuốn Kéo Tay
Ngoài 3 bộ phận chính trên, cấu tạo cửa cuốn kéo tay còn có thêm các phụ kiện khác như:
Giá đỡ trục lô: chịu lực, nâng đỡ bộ trục cuốn và thân cửa.
Bát khóa cửa: có thể là khóa ngang, khóa âm sàn hoặc khóa tay gạt.
Tay nắm cửa: thuận tiện khi kéo lên – xuống.
Móc kéo: hỗ trợ người có chiều cao hạn chế trong việc đóng mở cửa.
Ưu Điểm Của Cửa Cuốn Kéo Tay
Cơ chế đơn giản, không dùng điện → không lo mất điện, chập điện.
Dễ lắp đặt, dễ bảo trì, chi phí lắp đặt và sửa chữa thấp.
Tuổi thọ cao, ít hư hỏng nếu sử dụng đúng cách.
Hoạt động thủ công nên chủ động được trong mọi tình huống, kể cả khẩn cấp.
XEM THÊM: Báo giá cửa cuốn nhà xưởng đang được hỗ trợ giá lên đến 800k trong hôm nay khi lắp đặt.

Nhược Điểm Của Cửa Cuốn Kéo Tay
Thiết kế đơn giản, thiếu tính thẩm mỹ hiện đại.
Phụ thuộc vào sức người, bất tiện cho người già, trẻ nhỏ hoặc người thấp.
Khóa cửa cơ bản, độ bảo mật không cao, không tích hợp tính năng chống trộm hoặc báo động.
Phù hợp hơn cho nhà kho, cửa hàng nhỏ, khu vực ít người qua lại.
Kích Thước Cửa Cuốn Kéo Tay Phổ Biến Hiện Nay
Để phát huy hết hiệu năng của dòng cửa cuốn này. Kích thước cửa cuốn kéo tay thường được thiết kế linh hoạt tùy theo nhu cầu và không gian lắp đặt, tuy nhiên vẫn có một số kích thước phổ thông được sử dụng nhiều:
Chiều ngang (rộng): Từ 1.5m đến 3.5m
Chiều cao: Từ 2.2m đến 3.5m
Ngoài ra, Vua Cửa Cuốn cũng nhận thiết kế cửa cuốn kéo tay theo kích thước riêng, đảm bảo vừa khít ô chờ, vận hành mượt và tính thẩm mỹ cao. Lưu ý, đối với cửa có chiều rộng trên 4m hoặc cao trên 4m, nên cân nhắc sử dụng dòng cửa cuốn có trợ lực mạnh hoặc kết hợp thêm phụ kiện hỗ trợ để dễ dàng đóng mở hơn.
Hotline tư vấn kỹ thuật và báo giá: 0909.930.910 – Hỗ trợ đo đạc miễn phí tận nơi!

Liên Hệ Lắp Đặt – Sửa Chữa Cửa Cuốn Kéo Tay Chính Hãng
Nếu bạn đang tìm một đơn vị lắp đặt hoặc sửa chữa cửa cuốn kéo tay uy tín, nhanh chóng và giá tốt – hãy gọi ngay Vua Cửa Cuốn qua hotline: 0909.930.910.
- Tư vấn miễn phí
- Phục vụ 24/24
- Có mặt nhanh chóng
- Báo đúng lỗi – sửa đúng chỗ – bảo hành dài hạn
XEM THÊM: Báo giá cửa cuốn kéo tay chỉ từ 520k/m2
Kết Luận Cấu Tạo Cửa Cuốn Kéo Tay
Qua bài viết trên, Vua Cửa Cuốn đã chia sẻ đầy đủ chi tiết thông tin về cấu tạo cửa cuốn kéo tay, kích thước cửa cuốn kéo tay chuẩn và những ưu điểm – nhược điểm cũng như các thành phần cấu thành nên bộ cửa. Nếu bạn đang cân nhắc lựa chọn loại lắp đặt cửa cuốn kéo tay này, hãy cân đối nhu cầu sử dụng để đưa ra quyết định phù hợp.
Gọi ngay: 0909.930.910 – Vua Cửa Cuốn luôn sẵn lòng tư vấn đồng hành cùng bạn trong từng công trình !
XEM THÊM: Sửa cửa cuốn tại TPHCM
